img not found!

Phương pháp hạch toán kế toán chi phí đi vay

Chi phí đi vay không đủ điều kiện để vốn hoá gồm có 2 khoản, đó là: Chi phí lãi vay phải trả, chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay.

1. Trường hợp chi phí đi vay được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ (không được vốn hoá)

Chi phí đi vay không đủ điều kiện để vốn hoá: gồm có 2 khoản, đó là:

  • Chi phí lãi vay phải trả
  • Chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay

ke toan chi phi

Hạch toán kế toán chi phí đi vay

a) Đối với chi phí lãi vay phải trả: Việc trả lãi vay cho người cho vay có thể trả theo định kỳ, trả trước cho nhiều kỳ hoặc trả sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay

* Nếu trả theo định kỳ:

Khi trả lãi vay, căn cứ vào chứng từ thanh toán, ghi:

Nợ TK635

Có TK111, 112.

* Nếu trả lãi trước cho nhiều kỳ hạch toán

Khi trả lãi, ghi:

Nợ TK142: Liên quan trong 1 niên độ kế toán

Nợ TK242: Liên quan trên 1 niên độ kế toán

Có TK111, 112

Khi phân bổ dần lãi vay vào chi phí, ghi:

Nợ TK635

Có TK142, 242

* Nếu trả lãi vay sau khi kết thúc hợp đồng hoặc khế ước vay

Định kỳ trích trước lãi vay vào chi phí, ghi:

Nợ TK635

Có TK335

Trả lãi vay khi kết thúc hợp đồng vay, ghi:

Nợ TK335

Có TK111, 112

b) Khi phát sinh các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hoạt động đi vay, ghi

Nợ TK635

Có TK111, 112…

c) Trường hợp doanh nghiệp có thuê tài sản tài chính, thì lãi thuê tài sản tài chính phải trả, ghi:

Nếu nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, doanh nghiệp trả tiền ngay, ghi:

Nợ TK635

Có TK111, 112

Nếu nhận được hoá đơn thanh toán tiền thuê tài sản tài chính, nhưng doanh nghiệp chưa có tiền trả, ghi:

NợTK635

Có TK315

d) Trường hợp doanh nghiệp thanh toán lãi trả chậm của tài sản mua theo phương thức trả chậm, trả góp cho bên bán

Lãi phải trả cho bên bán khi mua tài sản ghi:

Nợ TK242

Có TK111, 112

Định kỳ phân bổ dần lãi trả chậm vào chi phí, ghi:

Nợ TK635

Có TK242

2. Trường hợp chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hoá

Chi phí đi vay đủ điều kiện vốn hoá là chi phí liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng cơ bản hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị của tài sản đó. Các chi phí đi vay chỉ được vốn hoá khi doanh nghiệp chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do sử dụng tài sản đó và chi phí đi vay có thể xác định một cách đáng tin cậy. Chi phí đi vay được vốn hoá tính cho 2 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Chi phí đi vay được vốn hoá liên quan đến từng khoản vốn vay riêng biệt được xác định là chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vay trừ (-) đi các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vay này.

Trường hợp 2: Chi phí đi vay được vốn hoá liên quan đến các khoản vốn vay chung được tính toàn bộ chi phí đi vay thực tế phát sinh từ các khoản vốn vay chung vào giá trị tài sản dở dang. Khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời từ khoản vốn vay chung được tính vào doanh thu hoạt động tài chính.

Phương pháp hạch toán chi phí đi vay được vốn hoá

Đối với khoản vốn vay riêng biệt: Khi phát sinh chi phí đi vay, ghi:

Nợ TK111, 112: Các khoản thu nhập phát sinh do đầu tư tạm thời từ các khoản vốn vay.

Nợ TK627: Tính vào giá trị tài sản sản xuất dở dang

Nợ TK241: Tính vào giá trị đầu tư XDCB dở dang

Có TK111, 112: Trả lãi theo định kỳ

Có TK142, 242: Trả lãi trước cho nhiều kỳ

Có TK335: Trả lãi sau khi kết thúc hợp đồng vay.

Đối với khoản vốn vay chung. Chi phí đi vay được vốn hoá, ghi:

Nợ TK 627 hoặc Tk241

Có TK111, 112: Trả lãi theo định kỳ

Có TK142, 242: Trả lãi trước

Có TK335: Trả lãi sau

Các khoản thu nhập phát sinh từ hoạt động đầu tư tạm thời của các khoản vốn vay chung, ghi:

Nợ TK111, 112

Có TK515

3. Kế toán chi phí đi vay khi phát hành trái phiếu

Ngoài việc vay vốn bằng tiền Việt Nam, bằng ngoại tệ thì doanh nghiệp còn được vay vốn bằng phát hành trái phiếu (TP). Việc vay vốn bằng phát hành trái phiếu có thể xảy ra 3 trường hợp sau:

Phát hành trái phiếu ngang mệnh giá (giá phát hành bằng mệnh giá): Lãi trái phiếu phải trả cho người đầu tư, ghi:

Nợ TK635: Nếu không đủ điều kiện để vốn hoá

Nợ TK627 hoặc TK241: Nếu có đủ điều kiện để vốn hoá

Có TK111, 112: Nếu trả lãi theo định kỳ

Có TK142, 242: Nếu trả lãi TP trước

Có TK335: Nếu trả lãi TP sau (khi TP đáo hạn)

 Phát hành trái phiếu có chiết khấu (giá phát hành)

Nợ TK635: Nếu không được vốn hoá

Nợ TK627 hoặc TK241: Nếu đủ điều kiện để vốn hoá

Có TK111, 112: Trả lãi TP theo định kỳ

Có TK142, 242: Trả lãi TP trước cho nhiều kỳ

Có TK335: Trả lãi TP sau (khi TP đáo hạn)

Có TK343 (3432): Phân bổ chiết khấu trái phiếu

Phát hành trái phiếu có phụ trội (giá phát hành > mệnh giá): Lãi trái phiếu phải trả có thể trả theo định kỳ, trả trước hoặc trả sau tuỳ theo sự thoả thuận của các bên, ghi:

Nợ TK635: Nếu không đủ điều kiện vốn hoá

Nợ TK627 hoặc TK241: Nếu đủ điều kiện để vốn hoá

Có TK111, 112: Trả lãi TP theo định kỳ

Có TK141, 242: Trả lãi TP trước

Có TK335: Trả lãi TP sau

Đồng thời phân bổ phần phụ trội trái phiếu, ghi:

Nợ TK343 (3433): Phụ trội TP

Có TK635 hoặc TK627,TK241

Khi phát sinh chi phí phát hành trái phiếu

Nếu chi phí phát hành nhỏ, tính ngay vào chi phí sản xuất trong kỳ, ghi:

Nợ TK635

Có TK111, 112.

Nếu chi phí phát hành có giá trị lớn phải phân bổ dần

  • Khi phát sinh chi phí phát hành TP có giá trị lớn, ghi:

Nợ TK242

Có TK111, 112

  • Định kỳ phân bổ chi phí phát hành trái phiếu, ghi:

Nợ TK635 hoặcTK627, TK241

Có TK242

Tóm lại : Kế toán chi phí đi vay là một khoản chi chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc hạch toán chính xác chi phí đi vay theo chế độ sẽ góp phần làm tăng tính chính xác của chỉ tiêu giá thành và lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó giúp cho doanh nghiệp xác định đúng nghĩa vụ của mình với ngân sách Nhà nước, thông qua khoản thuế thu nhập doanh nghiệp.

Nguồn tin: Sưu tầm

Light & Dark Mode

Primary Color

Secondary Color

Layout Mode

Contact Me on Zalo

Hỗ Trợ Khách Hàng

contact

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ