ERP điện toán đám mây và vấn đề an toàn thông tin
Khá nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang quan tâm tìm hiểu đến ERP điện toán đám mây với chi phí thấp, tính tiện dụng, triển khai nhanh gọn…,. Nhưng với một giải pháp còn khá mới trong một bối cảnh an toàn thông tin đang diễn ra khá phức tạp thì liệu đây có phải là giải pháp đáng tin cậy hay không?
Hệ thống quản trị nguồn lực ERP (Enterprise Resource Planning) từ lâu được coi là xương sống của các doanh nghiệp, nhất là với các doanh nghiệp lớn. Trong những năm qua, khi nhắc đến ERP người ta liên tưởng đến một khoản chi phí không nhỏ để triển khai, từ việc đầu tư cơ sở hạ tầng CNTT như máy chủ, máy trạm đến hệ thống đường truyền dữ liệu, bảo dưỡng, đào tạo nhân lực, chi phí mua bản quyền phần mềm… Do vậy ERP tỏ ra vẫn xa vời đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) vốn chiếm số đông tại Việt Nam. Tuy nhiên sự xuất hiện của ĐTĐM đã thay đổi sâu sắc thị trường ERP, những giải pháp ERP nền tảng web ra đời được cung cấp dưới dạng dịch vụ phần mềm (SaaS) có chi phí thấp hơn hẳn các giải pháp ERP truyền thống.
Chi phí và tỷ suất thu hồi vốn đầu tư ban đầu (ROI)
.. Tuy nhiên, với sự xuất hiện của ERP trên nền web đã thực sự đem lại một cuộc cách mạng về chi phí ERP cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thực vậy, tùy theo mức độ sử dụng mà các gói dịch vụ ERP chỉ có giá từ vài triệu đến chục triêu đồng, và doanh nghiệp có thể trả thuê bao theo tháng như trả cước phí tiền điện hay Internet. Mức giá này có được là do doanh nghiệp ứng dụng không phải mua máy móc thiết bị, bản quyền phần mềm hay chi phí cho bảo trì bảo dưỡng như khi sử dụng các giải pháp ERP cài đặt tại chỗ (local PC installed).
An ninh thông tin
Tuy nhiên, việc dữ liệu kinh doanh của các doanh nghiệp ứng dụng được ảo hóa và đưa lên Internet mà không được lưu trong hệ thống máy chủ vật lý đặt tại công ty đang là mối băn khoăn của các doanh nghiệp khi tiếp cận giải pháp này. Cũng theo ông Vũ Anh Tuấn: “Không thể triệt tiêu được 100% các nguy cơ, nhưng về kỹ thuật, các giải pháp trên nền điện toán đám mây vốn đã được thiết lập mức bảo mật cao hơn mức bảo mật của Internet thông thường. Hiện đang có rất nhiều giải pháp bảo mật cho cả phần cứng lẫn phần mềm áp dụng cho nền tảng Internet, và điện toán đám mây còn có tiêu chuẩn bảo mật cao hơn mức Internet thông thường đang áp dụng. Hơn nữa, các nhà cung cấp dịch vụ hạ tầng điện toán đám mây phải trang bị các công nghệ bảo mật tối tân hơn hệ thống Internet thông thường và kèm theo các cam kết bảo mật tối đa“.
Còn theo ông Francois Lancon, chủ tịch kiêm tổng giám đốc SAP tại Đông Nam Á thì sự hoài nghi của các doanh nghiệp đôi khi xuất phát từ tâm lý e ngại của các doanh nghiệp khi tiếp cận công nghệ mới: “Do cloud ERP là công nghệ tương đối mới mẻ nên mặc dù thực tế có rủi ro về bảo mật nhưng chỉ ở mức độ rất thấp, theo nghiên cứu chỉ dưới một phần nghìn. Nếu xét tương quan giữa lợi ích đem lại với rủi ro bảo mật thì các doanh nghiệp hoàn toàn có thể tin tưởng ứng dụng công nghẹ điện toán đám mây vào các hoạt động kinh doanh của mình“. Ông F. Lancon tiếp tục lạc quan đánh giá: “Tiềm năng phát triển phần mềm dịch vụ điện toán đám mây tại Việt Nam là rất lớn do vậy SAP sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác marketing tại thị trường này. Tính trên phạm vi toàn cầu chúng tôi đã có 24 triệu người sử dụng các ứng dụng liên quan đến SAP điện toán đám mây. Chúng tôi cũng có một danh mục gồm 20 giải pháp ĐTĐM toàn diện sẵn sàng cung cấp đầy đủ cho nhu cầu của các doanh nghiệp“.
Thực tế, sự quan tâm đến vấn đề bảo mật thông tin của giải pháp ERP trực tuyến cần phải được nhìn dưới góc độ của cả doanh nghiệp sử dụng chứ không chỉ đơn thuần 100% từ nhà cung cấp. Đơn cử trường hợp của tập đoàn Petrolimex, mặc dù đang triển khai hệ thống ERP toàn diện với cam kết bảo mật của nhà cung cấp nhưng tập đoàn cũng song song áp dụng các giải pháp bảo mật khác để đảm bảo an toàn thông tin cho chính mình. Bà Đàm Thị Hiền, giám đốc dự án ERP tại Petrolimex chia sẻ “Trước khi triển khai ERP thì Petrolimex cũng đã có triển khai các gói bảo mật cho hệ thống công nghệ thông tin của tập đoàn. Và việc triển khai các gói giải pháp an toàn thông tin sẵn có đó song song với gói bảo mật của giải pháp ERP online sẽ giúp tăng cường bảo mật lên mức tối đa“.
Ngoài ra, theo các chuyên gia về bảo mật CNTT thì các doanh nghiệp đang tiếp cận giải pháp ERP online nên chọn các nhà cung cấp đã đạt được tiêu chuẩn ISO về an toàn thông tin để an tâm hơn khi sử dụng
Nguồn: internet