img not found!
Kết cấu nội dung tài khoản 221

Kết cấu nội dung tài khoản 221 – Đầu tư vào công ty con

Tài khoản 221 dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động tăng, giảm khoản đầu tư vốn trực tiếp vào công ty con.

Kết cấu nội dung tài khoản 221 - Đầu tư vào công ty con
Kết cấu nội dung tài khoản đầu tư vào công ty con

Công ty con là doanh nghiệp chịu sự kiểm soát của một doanh nghiệp khác (gọi là công ty mẹ). Khoản đầu tư vào công ty con bao gồm:

1. Đầu tư cổ phiếu: Cổ phiếu là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử xác nhận các quyền và lợi ích hợp pháp của công ty mẹ trong công ty con. Cổ phiếu có gồm cổ phiếu phổ thông, cổ phiếu ưu đãi.

Công ty mẹ là chủ sở hữu cổ phiếu phổ thông tại Công ty con có quyền tham gia Đại hội cổ đông, có thể ứng cử và bầu cử vào Hội đồng quản trị, có quyền biểu quyết các vấn đề quan trọng về sử đổi, bổ sung điều lệ, phương án kinh doanh, phân chia lợi nhuận theo qui định trong điều lệ hoạt động của doanh nghiệp. Công ty mẹ là chủ sở hữu cổ phiếu được hưởng cổ tức trên kết quả hoạt động kinh doanh của công ty con, nhưng đồng thời chủ sở hữu cổ phiếu cũng phải chịu rủi ro khi công ty con thua lỗ, giải thể (hoặc phá sản) theo điều lệ của doanh nghiệp và Luật phá sản doanh nghiệp.

2. Khoản đầu tư vốn dưới hình thức góp vốn bằng tiền, tài sản khác vào công ty con hoạt động theo loại hình công ty Nhà nước, công ty TNHH một thành viên, công ty cổ phần Nhà nước và các loại hình doanh nghiệp khác.

KẾT CẤU  NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 221 – ĐẦU TƯ VÀO CÔNG TY CON

Bên Nợ:

Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con tăng.

Bên Có:

Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con giảm.

Số dư bên Nợ:

Giá trị thực tế các khoản đầu tư vào công ty con hiện có của công ty mẹ.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Chỉ hạch toán vào TK 221 “Đầu tư vào công ty con” khi nhà đầu tư nắm giữ trên 50% vốn chủ sở hữu (nắm giữ trên 50% quyền biểu quyết) vào có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhằm thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động của doanh nghiệp đó. Khi doanh nghiệp đầu tư không còn quyền kiểm soát doanh nghiệp con thì ghi giảm khoản đầu tư vào công ty con.

2. Các trường hợp sau khoản đầu tư vẫn được hạch toán vào TK 221 “Đầu tư vào công ty con” khi doanh nghiệp đầu tư nắm giữ ít hơn 50% vốn chủ sở hữu (ít hơn 50% quyền biểu quyết) tại công ty con, nhưng có thoả thuận khác:

a/ Các nhà đầu tư khác thoả thuận dành cho công ty mẹ hơn 50% quyền biểu quyết;

b/ Công ty mẹ có quyền chi phối các chính sách tài chính và hoạt động theo quy chế thoả thuận;

c/ Công ty mẹ có quyền bổ nhiệm hoặc bãi miễn đa số các thành viên Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương;

d/ Công ty mẹ có quyền bỏ đa số phiếu tại các cuộc họp của Hội đồng quản trị hoặc cấp quản lý tương đương;

3. Vốn đầu tư vào công ty con phải được phản ánh theo giá gố, bao gồm Giá mua cộng (+) Các chi phí mua (nếu có), như: Chi phí môi giới, giao dịch, lệ phí, thuế và phí Ngân hàng. . .

4. Kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong quá trình hợp nhất kinh doanh của doanh nghiệp được xác định là bên mua trong trường hợp hợp nhất kinh doanh dẫn đến quan hệ công ty mẹ – công ty cong được thực hiện theo Thông tu hướng dẫn kế toán thực hiện Chuẩn mực kế toán số 11 “Hợp nhất kinh doanh”.

5. Kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi khoản đầu tư vào từng công ty con theo mệnh giá, giá thực tế mua cổ phiếu, chi phí thực tế đầu tư vào các công ty con. . .

6. Phải hạch toán đầy đủ, kịp thời các khoản thu nhập từ công ty con (Lãi cổ phiếu, lãi kinh doanh) của năm tài chính vào báo cáo tàichính riêng của công ty mẹ. Cổ tức, lợi nhuận được chia từ công ty con được hạch toán vào doanh thu hoạt động tài chính hàng năm của công ty mẹ.

Xem thêm: Phương pháp hạch toán tài khoản 221

Nguồn: NiceAccounting

Light & Dark Mode

Primary Color

Secondary Color

Layout Mode

Contact Me on Zalo

Hỗ Trợ Khách Hàng

contact

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ