img not found!
Tài khoản 139 - Dự phòng phải thu khó đòi

Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi (Phần 2)

Phương pháp hạch toán kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Tài khoản 139 – Dự phòng phải thu khó đòi

 1. Cuối kỳ kế toán năm hoặc cuối kỳ kế toán giữa niên độ (đối với doanh nghiệp có lập báo cáo tài chính giữa niên độ), doanh nghiệp căn cứ các khoản nợ phải thu được xác định là không chắc chắn thu được (Nợ phải thu khó đòi), kế toán tính, xác định số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập hoặc hoàn nhập. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch lớn hơn được hạch toán vào chi phí, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi .

 2. Nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, thì số chênh lệch được hoàn nhập ghi giảm chi phí, ghi:

Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi

Có TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hoàn nhập dự phòng phải thu khó đòi).

3. Các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định thực sự là không đòi được được phép xoá nợ. Việc xoá nợ các khoản nợ phải thu khó đòi phải theo chính sách tài chính hiện hành. Căn cứ vào quyết định xoá nợ về các khoản nợ phải thu khó đòi, ghi:

Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi (Nếu đã lập dự phòng)

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (Nếu chưa lập dự phòng)

Có TK 131- Phải thu của khách hàng

Có TK 138 – Phải thu khác.

Đồng thời ghi vào bên Nợ TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng Cân đối kế toán).

4. Đối với những khoản nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:

Nợ các TK 111, 112,….

Có TK 711 – Thu nhập khác.

Đồng thời ghi đơn vào bên Có TK 004 “Nợ khó đòi đã xử lý” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

5. Các khoản nợ phải thu khó đòi có thể được bán cho Công ty mua, bán nợ. Khi doanh nghiệp hoàn thành thủ tục bán các khoản nợ phải thu (đang phản ánh trên Bảng Cân đối kế toán) cho Công ty mua, bán nợ và thu được tiền, ghi:

Nợ các TK 111, 112,…. (Số tiền thu được từ việc bán khoản nợ phải thu)

Nợ TK 139 – Dự phòng phải thu khó đòi (Số chênh lệch được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi)

Nợ các TK liên quan (Số chênh lệch giữa giá gốc khoản nợ phải thu khó đòi với số tiền thu được từ bán khoản nợ và số đã được bù đắp bằng khoản dự phòng phải thu khó đòi theo qui định của chính sách tài chính hiện hành)

Có các TK 131, 138,..

Sơ đồ hạch toán tài khoản 139: Dự phòng phải thu khó đòiHạch toán tài khoản 139

Phương pháp hạch toán tài khoản Nợ phải thu khó đòi 139

Light & Dark Mode

Primary Color

Secondary Color

Layout Mode

Contact Me on Zalo

Hỗ Trợ Khách Hàng

contact

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ MIỄN PHÍ