Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU
TÀI KHOẢN 333 – THUẾ VÀ CÁC KHOẢN PHẢI NỘP NHÀ NƯỚC Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản 333
I. Thuế GTGT phải nộp (3331)
A. Kế toán thuế GTGT đầu ra (TK 33311)
1. Xác định thuế GTGT đầu ra phải nộp khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ:
– Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ phải lập Hoá đơn GTGT, trên Hoá đơn (GTGT) phải ghi rõ giá bán chưa có thuế GTGT, phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán (nếu có), thuế GTGT phải nộp và tổng giá thanh toán, kế toán phản ánh doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ (Theo giá bán chưa có thuế GTGT) và thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . . (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (giá bán chưa có thuế)
Có TK 512 – Doanh thu nội bộ (giá bán chưa có thuế GTGT).
2. Trường hợp cho hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc bất động sản đầu tư (gọi chung là cho thuê hoạt động tài sản) thu tiền trước cho thuê nhiều kỳ, doanh thu của kỳ kế toán được xác định bằng tổng số tiền cho thuê hoạt động tài sản đã thu chia cho số kỳ thu tiền trước cho thuê hoạt động tài sản. Trong đó doanh thu cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình phản ánh vào bên Có TK 5113 “Doanh thu cung cấp dịch vụ”; doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư phản ánh vào bên Có TK 5117 “Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư”.
2.1. Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ thuế:
– Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (Tổng số tiền nhận được)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Theo giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).
– Cuối kỳ kế toán, tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê hoạt động tài sản trong kỳ hiện tại, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113 – Đối với doanh thu cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình; 5117 – Đối với doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư).
– Sang kỳ kế toán tiếp sau, tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê hoạt động tài sản của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117).
– Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc bất động sản đầu tư không thực hiện (nếu có), ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Số tiền thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản không thực hiện)
Có các TK 111, 112,. . . (Tổng số tiền trả lại).
2.2. Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước trường hợp doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
– Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động cho thuê tài sản cho nhiều kỳ, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . . (Tổng số tiền nhận được)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Tổng số tiền nhận được).
– Cuối kỳ kế toán, tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán thực hiện, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113 – Đối với doanh thu cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình; 5117 – Đối với doanh thu cho thuê hoạt động bất động sản đầu tư).
– Cuối mỗi kỳ kế toán, tính và phản ánh số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
– Sang kỳ kế toán tiếp sau, tính và kết chuyển doanh thu kinh doanh cho thuê hoạt động tài sản của kỳ kế toán sau, ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5113, 5117).
– Số tiền phải trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ về cho thuê hoạt động TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình hoặc bất động sản đầu tư không thực hiện (nếu có), ghi:
Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Giá chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Số tiền thuế GTGT của hoạt động cho thuê tài sản không thực hiện)
Có các TK 111, 112,. . . (Tổng số tiền trả lại).
3. Trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp (hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ), kế toán xác định doanh thu bán hàng là giá bán trả tiền ngay chưa có thuế GTGT và phản ánh thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131,. . . (Tổng số tiền phải thanh toán)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán trả một lần chưa có thuế GTGT)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Lãi trả chậm).
4. Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản 333 – Thuế và các khoản phải nộp nhà nước trường hợp bán hàng theo phương thức hàng đổi hàng thì hàng đổi hàng phải được hạch toán như hoạt động kinh doanh mua, bán (trong đó hàng hoá, dịch vụ xuất đưa đi trao đổi phải hạch toán như bán; hàng hoá, dịch vụ nhận được do trao đổi phải hạch toán như mua). Các bên phải xuất hoá đơn khi xuất hàng hoá, dịch vụ đưa đi trao đổi và làm các thủ tục kê khai, nộp thuế theo quy định.
4.1. Khi xuất sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đổi lấy vật tư, hàng hoá khác để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:
– Căn cứ Hoá đơn GTGT khi đưa hàng hoá, dịch vụ đi đổi, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (Thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đưa đi trao đổi).
– Căn cứ Hoá đơn GTGT khi nhận vật tư, hàng hoá đổi về, kế toán phản ánh giá trị vật tư, hàng hoá nhập kho và thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 152, 153, 156,. . . (Giá mua chưa có thuế)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (Thuế GTGT của vật tư, hàng hoá nhận được do trao đổi)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
– Trường hợp vật tư, hàng hoá nhận được do trao đổi đưa về để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp thì thuế GTGT đầu vào của hàng hoá nhận được do trao đổi sẽ không được tính khấu trừ và phải tính vào giá trị vật tư, hàng hoá nhận về do trao đổi, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156,. . . (Tổng giá thanh toán)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng (Tổng giá thanh toán).
5. Kế toán bán, thanh lý bất động sản đầu tư:
5.1. Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 5117 – Doanh thu bất động sản đầu tư (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).
5.2. Trường hợp bán bất động sản đầu tư theo phương thức trả chậm, trả góp:
a) Đối với doanh nghiệp tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp khấu trừ:
– Khi bán bất động sản đầu tư trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay và thuế GTGT được phản ánh vào TK 3387 “Doanh thu chưa thực hiện”, ghi:
Nợ TK 131 – Phải thu khách hàng
Có TK 5117 – Doanh thu bất động sản đầu tư (Giá bán trả tiền ngay không có thuế GTGT)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay không có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (Thuế GTGT đầu ra).
b) Đối với bất động sản đầu tư trả chậm, trả góp không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp:
– Khi bán bất động sản đầu tư trả chậm, trả góp thì ghi nhận doanh nghiệp kinh doanh bất động sản đầu tư của kỳ kế toán theo giá bán trả tiền ngay, phần chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp với giá bán trả tiền ngay (có cả thuế GTGT) được ghi nhận là doanh thu chưa thực hiện, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131
Có TK 5117 – Doanh thu bất động sản đầu tư (Giá bán trả tiền ngay có cả thuế GTGT)
Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Số chênh lệch giữa giá bán trả chậm, trả góp và giá bán trả tiền ngay có thuế GTGT).
– Cuối kỳ, căn cứ vào số thuế GTGT phải nộp tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:
Nợ TK 5117 – Doanh thu kinh doanh bất động sản đầu tư
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3331).
6. Kế toán ở đơn vị đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng:
– Khi bán được hàng nhận đại lý, phản ánh số tiền bán hàng, ghi:
Nợ các TK 111, 112 , 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng giá thanh toán).
– Hoa hồng bán hàng đại lý được hưởng, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (Số hoa hồng được hưởng)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Doanh thu hoa hồng được hưởng theo giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
7. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, khi xuất bán hàng hoá cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc.
7.1. Trường hợp, khi xuất hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ đến các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”:
– Khi xuất hàng hoá cho các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc để bán, ghi:
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán (Giá vốn)
Có TK 155 – Thành phẩm
Có TK 156 – Hàng hoá.
– Khi đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc đã bán được hàng, công ty, đơn vị cấp trên căn cứ vào Bảng kê hoá đơn hàng hoá bán ra do đơn vị trực thuộc lập chuyển về, phải lập Hoá đơn GTGT hàng hoá bán ra và phản ánh doanh thu bán hàng, thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 136 (Giá bán nội bộ đã có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 512 – Doanh thu nội bộ (Giá bán nội bộ chưa có thuế GTGT).
7.2. Trường hợp khi xuất hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ đến các đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc để bán, công ty, đơn vị cấp trên sử dụng ngay Hoá đơn GTGT. Căn cứ vào Hoá đơn GTGT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và thuế GTGT phải nộp, ghi:
Nợ các TK 111, 136 (Giá bán nội bộ đã có thuế GTGT)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (3331)
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán nội bộ chưa có thuế GTGT)
8. Trường hợp xuất kho sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ để tiêu dùng nội bộ, khuyến mại, quảng cáo, phục vụ cho hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp phải lập Hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi rõ là hàng tiêu dùng nội bộ phục vụ cho SXKD hay khuyến mại, quảng cáo không thu tiền. Doanh nghiệp sử dụng hoá đơn để làm chứng từ hạch toán. Trường hợp này doanh nghiệp không phải tính nộp thuế GTGT:
– Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá để tiêu dùng nội bộ, hoặc khuyến mại, quảng cáo, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn bán hàng
Có TK 155 – Thành phẩm
Có TK 156 – Hàng hoá.
– Đồng thời doanh thu bán hàng nội bộ:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,. . .
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nếu sản phẩm sản xuất xong được chuyển thành TSCĐ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh)
Có TK 512 – Doanh thu nội bộ (Theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá).
9. Trường hợp xuất kho sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ để tiêu dùng nội bộ, khuyến mại, quảng cáo, phục vụ cho hoạt động SXKD hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, doanh nghiệp phải lập Hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn bán hàng hoá cho khách hàng. Trường hợp này doanh nghiệp phải tính nộp thuế GTGT và số thuế GTGT phải nộp của sản phẩm, hàng hoá sử dụng nội bộ tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh:
– Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá để tiêu dùng nội bộ, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm
Có TK 156 – Hàng hoá.
– Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642,. . . (Theo chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng hoá cộng (+) với thuế GTGT của hàng tiêu dùng nội bộ phải nộp NSNN); hoặc
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Nếu sản phẩm sảan xuất xong được chuyển thành TSCĐ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh) (theo chi phí sản xuất sản phẩm cộng (+) với thuế GTGT của hàng tiêu dùng nội bộ phải nộp NSNN)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước (33311)
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Chi phí sản xuất sản phẩm hoặc giá vốn hàng bán).
10. Trường hợp sử dụng sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ để biếu, tặng các đơn vị, cá nhân bên ngoài được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi thì doanh nghiệp phải lập Hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi đầu đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng cho khách hàng. Trường hợp này doanh nghiệp phải tính, nộp thuế GTGT và số thuế GTGT đầu ra phải nộp cho NSNN không được khấu trừ:
– Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá để biếu, tặng, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm
Có TK 156 – Hàng hoá.
– Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ, ghi:
Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nội (33311) (Thuế GTGT đầu ra)
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT).
11. Trường hợp sử dụng sản phẩm, hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ để thưởng hoặc trả thay lương cho công nhân viên và người lao động khác thì doanh nghiệp phải lập Hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng), trên hoá đơn ghi đầu đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hoá đơn xuất bán hàng cho khách hàng. Trường hợp này doanh nghiệp phải tính, nộp thuế GTGT và số thuế GTGT đầu ra phải nộp cho NSNN không được khấu trừ:
– Khi xuất kho sản phẩm, hàng hoá để thưởng hoặc trả thay lương cho công nhân viên và người lao động khác, ghi:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155 – Thành phẩm
Có TK 156 – Hàng hoá.
– Đồng thời ghi nhận doanh thu bán hàng nội bộ, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả cho người lao động
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước (33311).
12. Trường hợp hàng bán bị trả lại:
– Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ và sản phẩm, hàng hoá đã bán bị trả lại thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo Phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh số tiền phải trả cho người mua, doanh t hu và thuế GTGT của hàng bán bị trả lại, ghi:
Nợ TK 531 – Hàng bán bị trả lại (Giá bán chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 333 – Thuế GTGT phải nộp (33311) (Thuế GTGT của hàng bán bị trả lại)
Có các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán).
– Đồng thời phản ánh giá vốn của hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:
Nợ TK 155 – Thành phẩm
Nợ TK 156 – Hàng hoá
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.
13. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ khi phát sinh các khoản doanh thu của hoạt động tài chính và thu nhập khác (Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ. . .) thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác theo giá chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111 , 112, 138,. . . (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT).
14. Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, cuối kỳ số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp:
– Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
– Đối với hoạt động tài chính và hoạt động khác, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 711 – Thu nhập khác
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.
15. Khi nộp thuế GTGT vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp
Có các TK 111, 112,. . .
B. Kế toán thuế GTGT của hàng nhập khẩu (33312)
1. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải thanh toán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (chưa bao gồm thuế GTGT hàng nhập khẩu), ghi:
Nợ các TK 151, 152, 156, 211, 611,. . .
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3333)
Có các TK 111, 112, 331,. . .
Đồng thời phản ánh số thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu:
– Trường hợp vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, số thuế GTGT hàng nhập khẩu phải nộp được khấu trừ, ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
– Trường hợp vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu dùng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, hoặc dùng vào hoạt động sự nghiệp, dự án, hoặc hoạt động phúc lợi thì số thuế GTGT hàng nhập khẩu không được khấu trừ phải tính vào giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu, ghi:
Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 611,. . .
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312).
2. Khi thực nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)
Có các TK 111, 112,. . .
C. Kế toán thuế GTGT được khấu trừ
Cuối kỳ, kế toán tính, xác định số thuế GTGT được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra và số thuế GTGT phải nộp trong kỳ:
– Số thuế GTGT được khấu trừ trong kỳ được chuyển trừ vào số thuế GTGT đầu ra , ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ.
– Số thuế GTGT thực nộp vào NSNN, khi nộp ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có các TK 111, 112,. . .
C. Kế toán thuế GTGT được giảm,trừ
1. Nếu số thuế GTGT được giảm, được trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong kỳ, ghi:
Nợ TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 711 – Thu nhập khác.
2. Nếu số thuế GTGT được giảm, được NSNN trả lại bằng tiền, ghi:
Nợ các TK 111, 112,. . .
Có TK 711 – Thu nhập khác.
II. Thuế tiêu thụ đặc biệt (3332)
1. Khi bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đồng thời chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt tính trong giá bán nhưng không có thuế GTGT, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt và không có thuế GTGT)
Có TK 512 – Doanh thu nội bộ (Giá bán có thuế tiêu thụ đặc biệt và không có thuế GTGT)
Có TK 3331- Thuế GTGT phải nộp (33311).
2. Khi bán hàng, cung cấp dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và đồng thời chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế GTGT (Tổng giá thanh toán), ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131, . . .
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ.
3. Khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng hoá và dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
4. Khi nhập khẩu hàng hoá thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế về số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng hoá nhập khẩu, ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211, 611,. . .
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
5. Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có các TK 111, 112,. . .
III. Thuế xuất khẩu (3333)
1. Khi bán hàng hoá, dịch vụ chịu thuế xuất khẩu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế xuất khẩu tính trong giá bán (tổng giá thanh toán), ghi:
Nợ các TK 111 , 112, 131. . .
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.
2. Khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu).
3. Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112,. . .
IV. Thuế nhập khẩu (3333)
1. Khi nhập khẩu vật tư, hàng hoá, TSCĐ, kế toán phản ánh số thuế nhập khẩu phải nộp, tổng số tiền phải trả, hoặc đã thanh toán cho người bán và giá trị vật tư, hàng hoá, TSCĐ nhập khẩu (giá có thuế nhập khẩu), ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211, 611,. . . (Giá có thuế nhập khẩu)
Có TK 3331 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331,. . .
2. Khi nộp thuế nhập khẩu vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)
Có TK 111, 112, 331,. . .
V. Thuế thu nhập doanh nghiệp (3334)
1. Căn cứ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp vào Ngân sách Nhà nước hàng quý theo quy định, ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
2. Khi nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 111, 112,. . .
3. Cuối năm, khi xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm tài chính:
– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp nhỏ hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211).
– Nếu số thuế thu nhập doanh nghiệp thực tế phải nộp lớn hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp hàng quý trong năm, thì số chênh lệch phải nộp thiếu, ghi:
Nợ TK 821 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (8211)
Có TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp.
– Khi thực nộp số chênh lệch thiếu về thuế thu nhập doanh nghiệp vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3334 – Thuế thu nhập doanh nghiệp
Có các TK 111, 112,. . .
VI. Thuế thu nhập cá nhân (3335)
1. Nguyên tắc kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế thu nhậo đối với người có thu nhập cao (gọi tắt là thuế thu nhập cá nhân):
– Doanh nghiệp chi trả thu nhập hoặc doanh nghiệp được uỷ quyền chi trả thu nhập (gọi tắt là cơ quan chi trả thu nhập) phải thực hiện việc kê khai, nộp thuế thu nhập cá nhân theo nguyên tắc khấu trừ tại nguồn. Doanh nghiệp chi trả thu nhập có nghĩa vụ khấu trừ tiền thuế trước khi chi trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế để nộp thay tiền thuế vào Ngân sách Nhà nước.
– Doanh nghiệp chi trả thu nhập có trách nhiệm tính số tiền thù lao được hưởng, tính thuế thu nhập cá nhân và thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân, và nộp thuế vào Ngân sách Nhà nước. Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp phải cấp “Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập” cho cá nhân có thu nhập cao phải nộp thuế, quản lý sử dụng và quyết toán biên lai thuế theo chế độ qui định.
2.Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản 333 – Một số doanh nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
2.1. Hàng tháng, khi xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập chịu thuế của công nhân viên và người lao động khác, ghi:
Nợ TK 334 – Phải trả cho người lao động
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335).
2.2. Khi trả thu nhập cho các cá nhân bên ngoài, doanh nghiệp phải xác định số thuế thu nhập cá nhân phải nộp tính trên thu nhập không thường xuyên chịu thuế theo từng lần phát sinh thu nhập, ghi:
– Trường hợp chi trả tiền thù lao, dịch vụ bên ngoài. . . ngay cho các cá nhân bên ngoài, ghi:
Nợ các TK 623, 627, 641, 642, 635 (Tổng số phải thanh toán); hoặc
Nợ TK 161 – Chi sự nghiệp (Tổng số tiền phải thanh toán); hoặc
Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Tổng tiền phải thanh toán) (4311)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335) (Số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ)
Có các TK 111, 112 (Số tiền thực trả).
Khi chi trả các khoản nợ phải trả cho các cá nhân bên ngoài có thu nhập cao, ghi:
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (Tổng số tiền phải trả)
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (Số thuế thu nhập cá nhân phải khấu trừ).
2.3. Cơ quan chi trả thu nhập thực hiện khấu trừ tiền thuế thu nhập cá nhân được hưởng khoản tiền thù lao tính theo tỷ lệ (%) trên số tiền thuế đối với thu nhập thường xuyên và trên số tiền thuế đối với thu nhập không thường xuyên trước khi nộp vào Ngân sách Nhà nước. Khi xác định số tiền thù lao được hưởng từ việc kê khai, khấu trừ và nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định, ghi:
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)
Có TK 711 – Thu nhập khác.
2.4. Khi nộp thuế thu nhập cá nhân vào Ngân sách Nhà nước thay cho người có thu nhập cao, ghi:
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3335)
Có các TK 111, 112,. . .
VII. Thuế tài nguyên (3336)
1. Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản 333 xác định số thuế tài nguyên phải nộp tính vào chi phí sản xuất chung, ghi:
Nợ TK 627 – Chi phí sản xuất chung (6278)
Có TK 3336 – Thuế tài nguyên.
2. Khi thực nộp thuế tài nguyên vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3336 – Thuế tài nguyên
Có TK 111, 112,. . .
VIII. Thuế nhà đất, tiền thuế đất (3337)
1. Phương pháp hạch toán kế toán tài khoản 333 xác định số thuế nhà đất, tiền thuế đất phải nộp tính vào chi phí quản lý doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp (6245)
Có TK 3337 – Thuế nhà đất, tiền thuế đất.
2. Khi nộp tiền thuế nhà đất, tiền thuế đất vào Ngân sách Nhà nước, ghi:
Nợ TK 3337 – Thuế nhà đất, tiền thuế đất
Có TK 111, 112,. . .
IX. Các loại thuế khác, phí và lệ phí, các khoản phải nộp khác (3338, 3339)
1. Khi xác định số lệ phí trước bạ tính trên giá trị tài sản mua về (khi đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng), ghi:
Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).
2. Khi thực nộp các loại thuế khác, phí và lệ phí, các khoản nộp khác, ghi:
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3338, 3339)
Có các TK 111, 112,. . .
X. Kế toán các khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước cho doanh nghiệp (3339)
1. Khi nhận được tiền trợ cấp, trợ giá của NSNN, ghi:
Nợ TK 111, 112,. . .
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).
2. Khi nhận được quyết định về khoản trợ cấp, trợ giá của Nhà nước trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện các nhiệm vụ cung cấp hàng hoá, dịch vụ theo yêu cầu của Nhà nước, kế toán phản ánh doanh thu trợ cấp, trợ giá được Nhà nước cấp, ghi:
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5114).
Nguồn: NiceAccounting